Tủ đông có tốn nhiều điện không? Sử dụng tủ đông thế nào tiết kiệm điện?
09/05/2021
Tương tự như tủ lạnh, tủ đông cũng là thiết bị điện có công suất lớn và phải cắm điện suốt cả ngày. Do đó, nhiều người thắc mắc tủ đông có hao tốn nhiều điện năng không, sử dụng tủ đông thế nào tiết kiệm điện? Cùng Điện Máy Chợ Lớn tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tủ đông có tốn điện không?
Câu trả lời cho câu hỏi tủ đông có hao tốn điện năng hay không là có. Bởi tủ đông là thiết bị điện hoạt động với công suất lớn. Công suất hoạt động của tủ đông phụ thuộc vào dung tích thực của tủ. Thông thường những tủ đông mini hay tủ đông trữ sữa, công suất hoạt động khoảng dưới 100W. Trong khi đó, những tủ đông 300 lít đến 500 lít mức công suất khoảng 180W… Như vậy, dung tích càng lớn thì công suất hoạt động của tủ đông lạnh càng cao.
Tủ đông Sunhouse 300 lít SHR-F2412W2 hoạt đông với công suất 183w.
Do tủ đông hoạt động với công suất lớn một cách thường xuyên nên tiêu hao khá nhiều điện năng. Công suất của tủ đông càng cao thì điện năng tiêu thụ khi vận hành càng lớn. Ví dụ:
- Nếu tủ đông có công suất hoạt động tầm 150W thì điện năng tiêu thụ rơi vào khoảng 1,5 đến 2kW/ ngày.
- Nếu tủ đông có công suất khoảng 180W thì điện năng tiêu thụ khoảng 1,9 đến 2,5kW/ ngày.
Đặc biệt, những tủ đông cũ hay tủ đông thanh lý sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn hẳn so với các tủ mới, bởi dàn máy đã yếu hơn, thành tủ cách nhiệt kém… Vì vậy, chắc chắn bạn không thể kì vọng một tủ đông tiết kiệm điện khi mua tủ đông cũ hay thanh lý.
Mặc dù tủ đông tiêu hao tốn điện năng hàng tháng của gia đình nhưng việc sử dụng điện của tủ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, thực phẩm bảo quản, cách sử dụng… Thế nên, bạn hoàn toàn có thể cân đối chi phí điện năng và kiểm soát chiếc tủ đông ở nhà.
2. Cách tiết kiệm điện khi sử dụng tủ đông
Nếu biết cách lựa chọn loại tủ đông và sử dụng đúng, bạn vẫn có thể tiết kiệm được điện tiêu thụ một cách đáng kể.
- Điều chỉnh nhiệt độ tủ đông thích hợp
Hãy tùy chỉnh nhiệt độ tủ đông theo số lượng thực phẩm và độ lạnh tiêu chuẩn của các loại thực phẩm. Việc này vừa tiết kiệm điện tối đa, vừa đảm bảo thực phẩm tươi ngon nhất. Trung bình, ngăn trữ lạnh nên để ở mức 7 - 8 độ C, không cần để ở mức nhiệt độ lạnh tối đa và ngăn đông để nhiệt độ ở mức -18 độ C thay vì -22 độ C.
Điều chỉnh nhiệt độ tủ đông tùy vào lượng thực phẩm bạn dữ trữ.
- Không xếp thực phẩm quá dày
Cố gắng xếp thật nhiều thực phẩm vào tủ đông là sai lầm mà rất nhiều người phạm phải. Điều này không chỉ làm tủ phải hoạt động liên tục với công suất tối đa dẫn đến “ngốn” rất nhiều điên năng mà còn khiến tủ đông bị quá tải, không lạnh.
Vì vậy, khi bảo quản thực phẩm bạn không nên xếp thực phẩm quá dày và quá khít nhau để không khí lạnh có thể đối lưu tốt, làm lạnh đều cho tất cả các thực phẩm trong tủ, giảm điện năng tiêu thụ. Lưu ý, không nên để thực phẩm che kín quạt gió do sẽ làm giảm hiệu suất làm lạnh và hao điện nhiều hơn.
- Hạn chế đóng mở tủ liên tục
Việc mở tủ thường xuyên khiến không khí lạnh bên trong bị thoát ra ngoài, dẫn đến tạo áp lực làm cho tủ phải hoạt động nhiều hơn lên để đáp ứng đủ mức nhiệt cần thiết đóng đông thực phẩm. Từ đó, hao tốn điện năng nhiều hơn hoặc tủ đông không lạnh, giảm tuổi thọ của thiết bị.
Mở tủ thường xuyên làm thất thoát khí lạnh ra bên ngoài.
Nếu phải mở tủ, thì bạn nên đóng tủ càng sớm càng tốt. Bạn cũng có thể lựa chọn dòng tủ đông có khoá an toàn để tránh trẻ em mở tủ đông nghịch hay kiểm soát số lần mở tủ. Hãy chắc chắn rằng, cửa tủ luôn được đóng kín.
- Vệ sinh thường xuyên, xả tuyết định kì
Xả tuyết cho tủ đông là một việc hết sức quan trọng. Một tuần bạn nên xả tuyết 1 lần để làm sạch dàn lạnh, nâng cao hiệu quả làm lạnh. Hoặc khi lớp tuyết dày khoảng 3 đến 5mm, bạn nên tiến hành xả đông và vệ sinh bên trong tủ. Việc tuyết đóng băng dày sẽ làm giảm không gian trữ đồ và hấp thu thêm nhiệt làm giảm hiệu quả sử dụng tủ.
Bạn cần tiến hành xả tuyết thường xuyên với tần suất 2 tuần 1 lần.
Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra van xả nước, giảm tình trạng tủ đông chảy nước, cũng như vệ sinh định kì 2 hoặc 3 tháng để tối ưu hiệu suất đông lạnh và tuổi thọ sản phẩm. Vệ sinh tủ đông thường xuyên vừa giữ bầu không khí trong lành, hạn chế vi khuẩn và nấm mốc, vừa tiết kiệm điện năng cho tủ.
Nên vệ sinh tủ định kỳ để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện sinh sôi.
- Chọn mua tủ đông tiết kiệm điện
Công nghệ Inverter tiết kiệm điện có thể tiết kiệm điện khoảng 30% - 50% so với loại không có Inverter, giúp máy hoạt động êm ái, hạn chế gây tiếng ồn. Tuy nhiên, những tủ đông áp dụng công nghệ Inverter có giá thành khá cao so với những tủ đông thông thường. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tham khảo một số dòng tủ đông tiết kiệm điện như tủ đông dàn đồng, tủ đông sử dụng gas R600A ...
Để tiết kiệm điện cho tủ đông hiệu quả, bạn nên lựa chọn loại tủ đông có dàn đồng, gas R600A.
Trước khi chọn mua tủ đông bạn cần xác định nhu cầu cũng như số lượng thực phẩm sẽ dự trữ. Bên cạnh đó cũng cần chọn tủ đông có dung tích và công suất hợp lý với số thành viên gia đình, tránh lãng phí không gian tủ, gây tốn kém điện năng.
Với những cửa hàng, siêu thị có nhu cầu trưng bày sản phẩm thì nên mua loại tủ đông mặt kính để khách hàng dễ dàng quan sát, hạn chế mở tủ gây tốn điện.
Ngoài ra, bạn hãy đặt tủ đông ở vị trí bằng phẳng, khô ráo. Không để gần nơi có nguồn sinh nhiệt cao như bếp nấu hoặc ánh sáng trực tiếp mặt trời. Nên đặt cách tường ít nhất 10cm và kê cao 5cm.
Trên đây là thông tin về tủ đông và mẹo sử dụng tủ đông thế nào tiết kiệm điện. Hy vọng với những mẹo này giúp bạn có thể giảm được đáng kể hóa đơn tiền điện của gia đình mình.